image banner
Năm 2023 Tăng cường công tác quản lý đất đai - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT
Lượt xem: 315

Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người khi tham gia giao thông. Mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông làm chết và bị thương hàng chục người. Hậu quả để lại là nỗi đau cho người thân và gánh nặng cho xã hội, những tổn thất về vật chất của gia đình và xã hội. 

Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người khi tham gia giao thông. Mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông làm chết và bị thương hàng chục người. Hậu quả để lại là nỗi đau cho người thân và gánh nặng cho xã hội, những tổn thất về vật chất của gia đình và xã hội. Trước thực trạng đó, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông nhằm làm thay đổi thái độ, hành vi tự giác chấp hành của người tham gia giao thông luôn được xem là mục tiêu quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nhằm phổ biến kịp thời, sâu rộng đến mọi người dân về các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chấp hành các qui định về trật tự an toàn giao thông để hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn; đồng thời là các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về An toàn giao thông đường bộ.

Một số nội dung về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật giao thông theo quy định hiện hành:

Thứ nhất: Quy tắc chung khi tham gia giao thông

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Thứ hai: Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

 d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 3. Thứ ba: Xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi cơ bản khi tham gia giao thông (Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2012 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ)

1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy quá tốc độ quy định, như sau:

- Quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng;

- Quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

 - Quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h: Phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

 - Quá tốc độ quy định trên 35 km/h: phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, như sau:

- Quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: bị phạt tiền từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng;

- Quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: bị phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng;

- Quá tốc độ quy định trên 20 km/h: phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng.

 2. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ quy định, như sau:

- Quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: bị phạt tiền từ 400 nghìn đến 600 nghìn đồng;

- Quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng;

- Quá tốc độ quy định trên 20 km/h: bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

3. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:

- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

 - Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;         

- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

- Ngoài ra, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

4. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:

 - Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

- Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng;

- Ngoài ra, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

5. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:

- Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng;

- Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;

- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng 5 Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng;

- Ngoài ra hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

 6. Xử phạt hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn, như sau:

- Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;

 - Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng;

- Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 400 nghìn đến 600 nghìn đồng.

An toàn giao thông - là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà!

 

VP - DTH

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới